Mục lục
Từ lâu, inox được biết đến là một chất liệu sở hữu độ bền cao cùng khả năng chịu lực và chịu nhiệt tốt. Không những vậy, chủng loại của inox cũng rất đa dạng, có đầy đủ từ 304, 430, 202, cho đến inox 316, 201. Và nổi bật trong số đó có inox 304 và 201 – 2 loại inox được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Vậy làm thế nào để phân biệt inox 304 và 201? Hãy cùng PASINI đi tìm câu trả lời ngay sau đây!
1. Inox 304 là gì? Đặc điểm inox 304
Trước khi cập nhật cách phân biệt inox 304 và 201, bạn cần hiểu rõ khái niệm và đặc điểm của 2 loại inox này. Cụ thể, inox 304 được biết đến là một loại hợp kim của thép có chứa hàm lượng mangan là 1% và hàm lượng niken là 8,1%.
Đặc điểm của inox 304 được thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Độ bền của inox 304 cao, chống được oxy hoá một cách hiệu quả (inox 304 có khả năng chống chịu oxy hoá ở nhiệt độ lên tới 1010°C – 1120°C). Nếu nhà sản xuất muốn tăng khả năng oxy hoá của inox 304 thì chỉ cần tăng lượng carbon trong thành phần cấu tạo của inox 304 là được.
- Inox 304 có độ sáng bóng cao nên những sản phẩm làm từ chất liệu này thường rất đẹp mắt, tính thẩm mỹ không hề thua kém các sản phẩm làm bằng một số kim loại cao cấp khác.
- Độ cứng của inox 304 ở mức vừa phải nên rất dễ dàng uốn nắn, tạo hình theo ý muốn của nhà sản xuất, thậm chí có thể dát mỏng ngay cả khi không cần gia nhiệt.
- Tuổi thọ của inox 304 có thể kéo dài tới 30 – 40 năm, ít xảy ra hỏng hóc, trục trặc, vì thế khi sử dụng các sản phẩm làm từ inox 304, người dùng sẽ tiết kiệm được đáng kể chi phí thay mới các sản phẩm này.
- Tính ứng dụng của inox 304 rất đa dạng, có thể dùng làm nguyên liệu chế tác thau chậu, bồn nước, khóa cửa,…
Việc vệ sinh các sản phẩm làm từ inox 304 rất dễ thực hiện, chỉ cần lau chùi nhẹ nhàng là sản phẩm lại sáng đẹp, bóng loáng.
2. Inox 201 là gì? Đặc điểm inox 201
Về inox 201, đây thực ra là một loại thép không gỉ bao gồm các thành phần cấu tạo là nitơ, mangan và niken. Trên thực tế, người ta không thể tăng độ cứng cho inox 201, nhưng thay vào đó là có thể tăng độ bền bằng cách gia công ở nhiệt độ bình thường.
Đặc điểm của inox 201 được thể hiện rõ ở những chi tiết dưới đây:
- Inox 201 có khả năng giảm độ ăn mòn đến tối đa, do đó được ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất các thiết bị, sản phẩm dụng ở môi trường ngoài trời.
- Inox 201 có tính định hình tốt, giúp công đoạn gia công, uốn nắn diễn ra nhanh chóng, thuận tiện.
- Chất liệu này cũng rất an toàn đối với sức khỏe của con người, không chứa chất độc hại trong thành phần cấu tạo. Vì thế, người dùng có thể yên tâm sử dụng các sản phẩm làm từ inox 201 trong cuộc sống thường ngày.
- Nhiệt độ tan chảy của inox 201 lên tới 1400 – 1450O C, từ đó ngăn chặn tình trạng inox bị biến đổi hình dạng hoặc xảy ra phản ứng hoá học liên quan đến nhiệt.
- Tuổi thọ của inox 201 khá cao, kéo dài từ 15 – 20 năm nên người dùng sẽ ít khi phải tốn chi phí thay thế các sản phẩm làm bằng inox 201.
- Giá thành của các sản phẩm làm từ inox 201 rẻ hơn khá nhiều so với những sản phẩm làm từ các chất liệu khác nên nhiều người dùng có thể dễ dàng mua được các sản phẩm làm bằng inox 201.
3. Phân biệt inox 304 và 201
Vừa rồi PASINI đã chia sẻ đến bạn khái niệm và đặc điểm của inox 304 và 201. Tiếp theo đây, hãy tìm hiểu kỹ hơn về điểm giống và khác nhau của 2 loại inox này.
3.1. Điểm giống nhau Inox 304 và 201
Trước khi tiến hành các thao tác giúp phân biệt inox 304 và 201, bạn có thể dựa vào một số đặc trưng trong thành phần cấu tạo và tính ứng dụng của 2 loại inox này để nhận diện chúng. Cụ thể, cả inox 304 và 201 đều có độ dẻo cao, ít khi biến đổi màu sắc, đồng thời chống được oxy hoá cũng như tình trạng ăn mòn một cách hiệu quả. Bởi vậy, các nhà sản xuất thường ứng dụng inox 304 và inox 201 vào sản xuất đồ gia dụng, thiết bị nhà bếp như chậu rửa chén, bồn nước,…
3.2. Điểm khác nhau inox 304 và 201
Về điểm khác nhau giữa inox 304 và inox 201, mời bạn đọc quan sát bảng so sánh dưới đây để thuận tiện nhận biết:
THÔNG SỐ KỸ THUẬT ĐẶC TÍNH CỦA INOX | INOX 304 | INOX 201 |
Thành phần | 8,1% niken + 1% magan | 4,5% niken + 7,1% magan |
Khối lượng riêng | Cao hơn so với inox 201 | Thấp hơn so với Inox 304 |
Độ dát mỏng | Dễ dàng thực hiện | Khó thực hiện hơn so với inox 304 |
Độ cứng | Độ cứng thấp hơn inox 201 nên giúp tiết kiệm năng lượng hiệu quả | Cao hơn inox 304 vì trong thành phần cấu tạo có hàm lượng mangan cao |
Độ bền | Độ bền cao | Độ bền thấp hơn so với inox 304 |
Khả năng chống ăn mòn | Cao hơn inox 201 vì trong thành phần cấu tạo có chứa nguyên tố crom và lưu huỳnh nên bề mặt inox sáng bóng, mịn màng và ngăn chặn ăn mòn hiệu quả | Khả năng chống ăn mòn thấp hơn inox 304, trên bề mặt inox 201 thường hay xuất hiện rỗ nhỏ sau một thời gian sử dụng nhất định |
Khả năng tiếp xúc với axit và muối | Không tiếp xúc với axit và muối |
Tiếp xúc nhẹ với axit và muối |
Khả năng nhiễm từ (hút nam châm) | Không hút nam châm |
Hút nhẹ nam châm |
Giá thành | Cao hơn inox 201 | Thấp hơn inox 304 |
Dựa vào bảng so sánh này, có thể nhận thấy rằng mỗi loại inox đều sở hữu những lợi thế riêng. Tuy nhiên, trước tình hình giá thành nguyên vật liệu có xu hướng tăng cao như hiện nay thì inox 201 vẫn được xem là lựa chọn hàng đầu của nhiều nhà sản xuất vì giá thành rẻ.
4. Thành phần hóa học của inox 304 và 201
Về thành phần hoá học của inox 304 và 201, bạn đọc hay quan sát bảng dưới đây để biết thêm chi tiết.
Mác thép | Cacbon (C) |
Mangan (Mn) |
Photpho (P) |
Lưu Huỳnh (S) |
Silic (Si) |
Chrom (Cr) |
Niken (Ni) |
Molybden (Mo) |
Nguyên tố khác |
201 | 0.15 Max | 5.5 – 7.5 | 0.06 | 0.03 | 1.0 | 16.0-18.0 | 3.5 – 5.5 | 0 | N 0.25 |
304 | 0.08 Max | 2.0 | 0.045 | 0.03 | 1.0 | 17.0 -19.0 | 8.0 – 10.0 | 0 | 0 |
Nguồn bảng thành phần hoá học inox 304 và inox 201: Phế liệu Việt Đức
Trong số các thành phần hoá học của inox 304 và inox 201 phía trên thì crom được xem là nguyên tố đem lại cho vật liệu khả năng chống ăn mòn tốt nhất. Còn niken là nguyên tố đóng vai trò mang lại sự ổn định cho inox. Vì hàm lượng crom và niken trong inox 304 cao hơn inox 201 nên giá thành của loại inox này thường đắt hơn inox 201 từ 22 – 32%.
5. Nhận biết, phân biệt inox 304 và 201 bằng 8 cách đơn giản
Như đã nói, giá thành của inox 304 đắt hơn giá inox 201 khá nhiều nên sẽ khó tránh khỏi trường hợp có một số cá nhân, đơn vị kinh doanh vì chạy theo lợi nhuận nên bán sản phẩm làm từ inox 201 nhưng lại dán mác inox 304. Điều này dẫn đến tình trạng người dùng không được đảm bảo tối đa về mặt quyền lợi.
Vậy làm thế nào để phân biệt inox 304 và 201 nhanh chóng và chính xác, câu trả lời nằm trong những phần nội dung dưới đây!
Cách 1: Dùng axit để thử
Cách phân biệt inox 304 và 201 đầu tiên mà PASINI muốn giới thiệu đến bạn là dùng axit để thử. Đây cũng là cách thông dụng nhất, hơn nữa kết quả còn có độ chính xác cao mà chi phí kiểm tra lại rẻ.
Để thực hiện, đầu tiên bạn cần chuẩn bị một miếng inox 304, một miếng inox 201 và một lọ axit. Tiếp đó, bạn hãy nhỏ lên hai miếng inox một vài giọt axit và chờ khoảng 10 giây rồi quan sát. Nếu thấy miếng inox nào sủi bọt và chuyển dần sang màu đỏ gạch thì đó chính là miếng inox 201. Và miếng còn lại không có phản ứng gì, đồng thời ở chỗ nhỏ axit có màu xám là inox 304.
Cách 2: Dùng thuốc thử chuyên dụng để nhận biết inox 304 và 201
Khi áp dụng cách phân biệt inox 304 và 201 này, bạn cần tiến hành như sau: Trước tiên hãy lau sạch bề mặt miếng inox sẽ thử nghiệm, sau đó nhỏ thuốc thử chuyên dụng lên bề mặt miếng inox rồi đợi khoảng 2 – 3 phút. Lúc này, bạn sẽ thấy được sự đổi màu của inox và so sánh màu sắc đó với bảng màu trên vỏ hộp thuốc thử để xác định xem đó là loại inox nào. Màu sắc càng đậm tương ứng với chất lượng inox càng kém.
Cách 3: Dùng nước tẩy rửa bồn cầu để thử
Ngoài những phương pháp phân biệt inox 304 và 201 mà PASINI vừa liệt kê ở trên, bạn cũng có thể nhận biết 2 loại inox này bằng cách dùng nước tẩy rửa bồn cầu để thử. Cụ thể, bạn hãy dùng miếng cọ nồi chà lên bề mặt miếng inox cho xước đi, tiếp đó bôi nước tẩy rửa bồn cầu lên và đợi 10 – 20 phút. Trong trường hợp này, nếu là inox 201 thì sẽ có màu ố vàng, còn inox 304 hầu như không xuất hiện sự biến đổi màu sắc.
Cách 4: Sử dụng nam châm để thử
Trên thực tế, inox 304 không hút nam châm, còn inox 201 có hút nhẹ nam châm. Vì thế, bạn cũng có thể sử dụng cách này để phân biệt inox 304 và 201. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng không nên sử dụng nam châm để nhận biết 2 loại inox này khi mà chúng đã được chế tác thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Thay vào đó là chỉ áp dụng với những miếng inox chưa được đưa vào sản xuất. Bởi trong quá trình gia công tạo hình, các sản phẩm inox có cạnh sẽ tự động sinh ra từ tính nên việc dùng nam châm để thử nghiệm đã không còn chính xác.
Cách 5: Bằng tia lửa mài
Cách phân biệt inox 304 và 201 bằng tia lửa mài được thực hiện như sau: Bạn cần dùng máy mài cầm tay chuyên dụng để mài vào sản phẩm. Lúc này sẽ có tia lửa phát ra và bạn hãy chú ý quan sát, trường hợp nhận thấy tia lửa có màu đỏ đậm và chùm tia ít thì đó là inox 304, còn chùm tia dày và màu tia lửa sáng thì là inox 201.
Tuy nhiên, có một thực tế rằng độ chính xác của cách này không cao bằng những cách ở trên vì việc mài sản phẩm còn phụ thuộc vào thao tác của mỗi người. Vì vậy, nếu không phải là người có kinh nghiệm sử dụng máy mài chuyên dụng thì bạn nên lựa chọn cách phân biệt inox 304 và 201 khác.
Cách 6: Nhìn bằng mắt thường
Khi tập trung quan sát bằng mắt thường, bạn có thể nhìn ra rằng inox 201 có vẻ ngoài sáng bóng hơn so với inox 304. Thế nhưng để áp dụng cách này đòi hỏi bạn phải có hiểu biết sâu về các loại inox.
Cách 7: Kiểm tra tại trung tâm kiểm nghiệm
Trong hầu hết các cách phân biệt inox 304 và 201 thì đây là cách cho ra kết quả chính xác nhất, độ chính xác 100%. Thế nhưng thời gian chờ đợi để kiểm nghiệm là khá lâu và tốn một khoản chi phí nhất định để tiến hành test.
Cách 8: Dựa trên CO & CQ
Trong thực tế, CO chính là chứng nhận xuất xứ hàng hóa, còn CQ là chứng chỉ cho thấy chất lượng sản phẩm đạt chuẩn. Theo đó, trên 2 chứng chỉ này sẽ có các thông số cho chứng minh chất lượng sản phẩm là inox 304 hay 201.
Vừa rồi PASINI đã chia sẻ đến bạn những cách phân biệt inox 304 và 201 được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn. Hy vọng qua đó sẽ giúp bạn đọc thuận tiện hơn trong việc chọn mua sản phẩm làm từ inox 304 hoặc 201 chính hãng và đảm bảo chất lượng. Cuối cùng, đừng quên thường xuyên theo dõi website pasini.vn của chúng tôi để cập nhật nhiều bài viết hay và bổ ích hơn nữa!